Pu Ta Leng: Những huyền thoại của người H’Mông về ngọn núi thiêng
Pu Ta Leng, ngọn núi cao thứ 3 nước ta, nằm ở mảnh đất Lai Châu cuối vùng trời Tây Bắc Tổ Quốc. Qua những chuyến trekking, núi được nhiều người biết đến là xứ sở của loài hoa Đỗ quyên, của những khu rừng đẹp như cổ tích. Nhưng ít người được nghe kể về huyền thoại của người anh em H’Mông. Những câu chuyện gắn liền với chiến tranh, có cả tình yêu đôi lứa. Nó làm nên nét cổ kính bí ẩn và không khí thu hút của ngọn núi thiêng.
Vị trí Pu Ta Leng và câu chuyện về tên gọi
Pu Ta Leng có độ cao 3049m. Đây là nóc nhà thứ 3 của Đông Dương, sau Fansipan và Pu Si Lung. Đỉnh núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Trekking núi Pu Ta Leng, nghe kể những câu chuyện huyền thoại của người H’Mông
Theo tiếng của người Dao thì tên núi được đọc là Pú Tả Lèng, cái tên không biết có từ khi nào. Trong đó Pú có nghĩa là núi. Tả Lèng được cho là tên gốc do người H’Mông gọi. Còn cái tên Pu Ta Leng là cách đọc được phổ biến bởi những người từ nơi khác yêu thích và tìm đến chinh phục ngọn núi. Riêng với người H’Mông ở bản Tả Lèng dưới chân núi, họ vẫn gọi đây là núi Pờ La Thào. Có thể hiểu Pờ là “núi” trong tiếng H’Mông. Còn La Thào là tên một người thợ săn già của bản không may gặp tai nạn trên đỉnh núi. Từ đó người dân gọi ngọn núi với tên Pờ La Thào theo tên gọi của người thợ săn.

Núi Pu Ta Leng trong tiếng dân tộc là Pú Tả Lèng
Câu chuyện về Cô dâu của Rồng trên núi Pờ La Thào (Pu Ta Leng ngày nay)
Đám cưới Tả Lèng – Giàng Ma
Chẳng biết chuyện kể xảy ra từ lúc nào, chỉ biết là rất lâu, khi đó đã có cái tên Pờ La Thào. Các cô gái trong bản Tả Lèng nếu phải lòng trai ngoài bản thì nhà trai sẽ sang nhà gái làm đám cưới, đưa đầy đủ các sính lễ và rước cô dâu về.
Con gái bác Tráng và chàng trai ở bên kia đèo Giang Ma yêu nhau. Sau 2 tháng, nhà trai sang nhà gái tổ chức đám cưới tại bản Tả Lèng. Cưới xong, cặp đôi đưa nhau về Giang Ma (còn gọi là Giàng Mai, thuộc xã Tam Đường, Lai Châu ngày nay).

Một đoạn suối trên đường trekking Pu Ta Leng
Cô dâu của Rồng
Chuyện bắt đầu khi cô dâu trẻ rơi xuống ao Pảng Dua (Ao Xanh) trên đường về nhà chồng. Tuy người chồng kéo được lên bờ và đưa về nhưng cô gái đột nhiên ốm, nằm trên giường liên tiếp 3 ngày.
Kỳ lạ là lúc này trên người cô gái xuất hiện những vết vảy rồng khó hiểu. 2 ngày sau thì cô gái chết. Ngày cô gái mất, trong bản mưa bão tối mù dù là ban ngày. Đến tối mưa tạnh trời sáng hơn thì xuất hiện cầu vồng đôi lớn, sáng rực. Nó bắt đầu từ Tả Lèng, vắt ngang núi Pờ La Thào (Pu Ta Leng) đến thác Tắc Tình bên mạn Hồ Thầu.

Tour Pu Ta Leng Tổ Ong
Những chuyện kỳ lạ liên tiếp khiến người nhà cô gái mời thầy cúng cao tay về làm phép. Ông ta nói vì cô gái xinh đẹp nên được Rồng Hồ Thầu nhìn trúng bắt về làm vợ. Từ đó, hằng năm khi cầu vồng đôi xuất hiện, vắt từ Bên Hồ Thầu sang Tả Lèng, người ta cho rằng đó là cô gái và chồng Rồng biến thành để về thăm nhà.
Câu chuyện cây thuốc phiện và chiến tranh giữa người H’Mông với người Thái
Chuyện kể từ xưa, khi tổ tiên của người H’Mông ở phương Bắc chạy loạn giặc Hán, băng qua biên giới đến Việt Nam và dừng lại ở Ma Ly Pho (thuộc Phông Thổ, Lai Châu). Với thổ dưỡng đất tốt và tính cách chăm chỉ của mình, họ dần ổn định và phát triển cuộc sống. Khi ấy, người H’Mông trồng rất nhiều cây thuốc phiện để bán ra ngoài đem lại lợi ích lớn.

Cột mốc Pu Ta Leng 3.049m
Người Thái thấy vậy thì nổi lòng tham. Họ mượn tay người Pháp với nhiều súng ống ép giá thuốc phiện. Người H’Mông tập hợp lại đánh người Thái nhưng thua bởi hỏa lực của Pháp. Người đứng đầu khi đó bị bắt đi nhưng không bị giết mà được thả về. Họ bắt ông dẫn vài người dân lên đỉnh Pờ La Thào (Putaleng) và đỉnh Cổ Trâu (Nhìu Cồ San ngày nay) để cắm cọc sắt sâu 2m và xây gạch bên ngoài.
Mãi sau này người H’Mông mới biết tại cọc sắt đó, bọn Tây đã mời thầy Tàu trấn yểm để người H’mông không mạnh lên và phản kháng được. Người dân liền nhổ thanh sắt đi và dùng gạch cũ xây chân cho chóp đỉnh mà bạn thấy trong tour Pu Ta Leng.

Những khu rừng và câu chuyện huyền thoại
Ngọn núi thiêng hoang sơ và vẻ đẹp của khu rừng cổ tích
Pu Ta Leng là vùng đất xưa của người H’Mông. Ngày nay, khi trekking, bạn sẽ đi nhờ đường qua nương của các bản người H’Mông. Đi qua các đồi trồng cây thảo quả thơm ngát, tỏa hương cả một vùng.
Có lẽ vì ảnh hưởng tâm linh từ những truyền thuyết hay từ sự kính trọng và trân quý của người H’Mông đối với ngọn núi mà bước chân vào khu rừng, ta luôn cảm nhận được sự hoang sơ, trầm mặc và cổ xưa toát ra khắp không gian, thú hút vô cùng.

Rừng nguyên sinh hoang sơ
Những rừng cây che kín bầu trời, khung cảnh như một câu chuyện cổ tích. Ngược những con suối nhỏ, len lỏi qua đường rừng, lên dần đến đỉnh núi sẽ xuất hiện các dốc cao và cả biển đỗ quyên đang chờ mùa nở rộ. Cây cối xanh mát và nước suối trong vắt màu ngọc bích. Mặt nước lơ thơ vài bông hoa đỏ, hồng như điểm xuyết thêm vẻ tú lệ của núi rừng.

Mùa hoa Đỗ quyên rực rỡ
Trên hành trình xuyên Việt khám phá đất nước, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp muôn màu muôn vẻ, hãy để Pu Ta Leng và Tổ Ong là một phần trong đó nhé.