Hiện tại Tổ ong Adventure đã có website phiên bản mới, để tăng trải nghiệm sử dụng, truy cập Tại Đây

Tổ Ong Adventure

Những chiếc cổng gỗ đặc trưng miền rẻo cao

Đỉnh Nhìu Cồ San: Khám phá con người và văn hóa vùng cao

Nhìu Cồ San – một vùng đất xinh đẹp hoang sơ và hùng vĩ của Tây Bắc đã làm sôi sục trái tim của biết bao lữ khách. Người ta trekking đỉnh Nhìu Cồ San không chỉ vì vẻ đẹp của nó mà còn vì nét văn hóa của người dân tộc miền rẻo cao. Đó là những ngôi nhà trình tường độc đáo, những bức tường đá chạy dài, là khung cảnh bản làng mê mẩn lòng người và những người con của núi rừng chân chất.

 

Đỉnh Nhìu Cồ San ở đâu?

Với độ cao đạt đến 2.965m, đỉnh Nhìu Cồ San được công nhận là đỉnh núi cao thứ 9 của nước ta. Ngọn núi này thuộc địa phận của xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Người dân sống tập trung ở đây chủ yếu là người dân tộc H’Mông. Họ còn gọi bằng một cái tên khác là “Sừng Trâu” vì hình dáng đỉnh núi nhô ra và uốn cong như chiếc sừng lớn của Ngưu Ma Vương nổi bật giữa trời.

Đường trekking đỉnh Nhìu Cồ San

Đường trekking đỉnh Nhìu Cồ San

Bản Nhìu Cồ San – điểm khởi đầu của hành trình chinh phục

Trước khi bắt đầu hành trình băng rừng vượt suối leo vách đá để chinh phục nơi cao nhất: đỉnh Nhìu Cồ San, du khách sẽ đi ngang qua bản Nhìu Cồ San (được gọi theo tên ngọn núi). Đây là bản làng của người H’Mông, cũng là nơi mang đến cho bạn cảm giác bình yên với cảnh sắc, thích thú với những câu chuyện văn hóa vùng cao và gặp gỡ người dân địa phương hiếu khách.

Một đoạn đường trong bản Nhìu Cồ San

Một đoạn đường trong bản

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy bản từ xa đó là một bản làng nằm sâu trong rừng già, được bao bọc bởi thiên nhiên. Là nét bút nên thơ giữa bức tranh núi rừng hùng vĩ. Những ngôi nhà có sự kết hợp giữa kiến trúc trình tường và gỗ đặc trưng.

Đặt chân đến đây bạn sẽ say đắm những con đường đá dẫn vào nhà được người dân chăm chút trồng hoa dọc lối đi, giản dị và rất tình. Bạn sẽ không khó để bắt gặp những chiếc cổng gỗ và vài nhánh địa lan vắt vẻo trên đó. Cùng vài ba tiếng trẻ con nô đùa, tiếng gà, tiếng đẽo gỗ như bản nhạc tự nhiên tô vẽ bình yên.

Những chiếc cổng gỗ đặc trưng miền rẻo cao

Những chiếc cổng gỗ đặc trưng miền rẻo cao

Ngôi bản nhỏ của người H’Mông này là địa điểm đáng để ghé qua khi trekking. Mỗi một thứ ở đây đều như thể hiện sự giản dị như độc đáo trong văn hóa và đời sống người dân tộc vùng cao. 

 

Những thú vị về văn hóa và con người ở Nhìu Cồ San

Văn hóa miền cao đỉnh Nhìu Cồ San luôn có một sức hút hấp dẫn. Trò chuyện với người dân ở bản hay các porter địa phương bạn sẽ được nghe kể nhiều câu chuyện thú vị lạ lẫm về cuộc sống hàng ngày và khám phá nét văn hóa độc đáo của người dân. Các buổi chợ phiên thú vị thế nào. Những tập tục độc đáo ra sao. Thậm chí còn có thể tưởng tượng ra khung cảnh lễ hội vui nhộn qua lời kể sinh động, mang nét quyến rũ của vùng đất biên cương.

Người dân bản Nhìu Cồ San bên bếp lửa

Người dân bản Nhìu Cồ San bên bếp lửa

Theo chân các porter, bạn sẽ thấy rõ thế nào là một người con sinh ra từ núi rừng. Họ khỏe khoắn, chân chất, băng rừng vượt suối thoăn thoắt trên đôi dép xẹp chẳng chút trở ngại.

Cảnh đẹp say lòng, văn hóa hấp dẫn đương nhiên không thể thiếu những món ăn đặc sản thơm ngon. Tổ Ong mang đến một số món ngon đặc sắc vùng miền, được chuẩn bị bởi chính người dân địa phương. Đây sẽ là dư vị khó quên cho một chuyến trekking ý nghĩa.

Không khí bình yên 

Không khí bình yên

Vẻ đẹp của đỉnh Nhìu Cồ San

Men theo triền núi của đỉnh Nhìu Cồ San, những nương thảo quả của người dân đang vươn mình xanh tốt, hứa hẹn một vụ mùa đầy trái. Hương thơm của rừng thảo quả len lỏi vào không khí, vấn vương trên mái tóc kẻ lữ hành.

Băng qua bản làng, đi một đoạn đường sẽ đến với thác Ong Chúa. Dòng thác đổ từ trên đỉnh núi cao xuống xuyên qua từng phiến đá đẹp vô cùng. Cảnh tượng trước mắt lại đúng với câu “cỏ cây chen đá”.

Chiêm ngưỡng Thác Ong chúa trong tour Nhìu Cồ San

Chiêm ngưỡng Thác Ong chúa trong tour

Càng đi sâu vào rừng về phía đỉnh Nhìu Cồ San, cảnh sắc mở ra càng khiến lòng người say đắm. Vẻ đẹp của thảm thực vật thay đổi theo độ cao khó có thể diễn tả bằng lời, cũng chẳng thể thu hết bằng bất kỳ chiếc máy ảnh hiện đại nào. Chỉ có thể cảm nhận trọn vẹn bằng đôi mắt và tâm hồn yêu thiên thiên, hít hà căng lồng ngực hương rừng núi ấy. 

Băng rừng, khám phá thảm thực vật đa dạng

Băng rừng, khám phá thảm thực vật đa dạng

Mỗi mùa, đỉnh núi này lại đón chào một sắc hoa khác nhau. Mùa xuân rừng núi nhuộm màu bằng những tán hoa đào, hoa mận hay những cây táo mèo cổ thụ nở bông trắng muốt. Mùa thu lá phong đổi sắc, tô điểm nền trời rực rỡ với ánh cam. Đông về, nơi đây là khu rừng thủy tinh lung linh. Băng đọng trên từng phiến lá. Sương giăng kín lối đi. Biển mây vờn lưng đồi.

Khu rừng thủy tinh Nhìu Cồ San

Khu rừng thủy tinh

Tour trekking đỉnh Nhìu Cồ San

Hiện nay, theo Tổ Ong, lộ trình trekking đỉnh Nhìu Cồ San lý tưởng là tour 2 ngày 1 đêm.

Ngày thứ 1: Xuất phát từ Sapa, đoàn đi qua con đường đá để đến với bản Nhìu Cồ San và di chuyển đến thác Ong Chúa, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên nơi đây. Băng qua khu rừng già huyền bí và những đồi cỏ rộng lớn, ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên từ trên cao. Bạn có thể săn hoàng hôn nếu trời đẹp và check-in các địa điểm nổi tiếng.

Băng qua con đường đá

Băng qua con đường đá

Ngày thứ 2: Đón bình minh và săn mây dọc đường lên đỉnh Nhìu Cồ San. Thử thách với vách đá cheo veo. Check-in độ cao 2.965m và về lán nghỉ. Trở lại Sapa, tại đây Tổ Ong mang đến cho bạn trải nghiệm dịch vụ tắm lá dao đỏ và thưởng thức món lẩu cá tầm trứ danh.

Săn mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Săn mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chinh phục thiên nhiên một vùng đất không thể thiếu việc tìm hiểu khám phá về văn hóa và con người. Có như vậy chuyến đi mới thật sự trọn vẹn, cũng đem đến những cảm xúc khác lạ và nhiều điều lý thú. Nếu chọn một ngọn núi ở Tây Bắc để trekking tiếp theo, sao không cùng Tổ Ong đến với Nhìu Cồ San và ngôi bản nhỏ bình yên.

Gợi ý bạn đọc:

Muôn kiểu sống ảo độc lạ khi trekking Ky Quan San

Pu Ta Leng: Những huyền thoại của người H’Mông về ngọn núi thiêng

Cấu trúc chi phí cho một tour trekking Nhìu Cồ San của Tổ Ong

Trekking núi Lảo Thẩn: đi tự túc hay đi theo đoàn sẽ có lợi hơn